Scholar Hub/Chủ đề/#âm ngữ trị liệu/
Âm ngữ trị liệu là một lĩnh vực chuyên môn trong y tế và giáo dục, tập trung vào việc đánh giá và điều trị các rối loạn ngôn ngữ, giọng nói, lời nói, và giao tiếp. Các rối loạn bao gồm ngôn ngữ, giọng nói, lời nói và giao tiếp xã hội, thường được điều trị qua các phương pháp như bài tập phát âm, liệu pháp ngôn ngữ, huấn luyện giọng nói và giao tiếp thay thế và bổ trợ. Nhà âm ngữ trị liệu làm việc trong bệnh viện, trường học và tổ chức xã hội, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng giao tiếp, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập xã hội.
Giới thiệu về Âm Ngữ Trị Liệu
Âm ngữ trị liệu là một lĩnh vực chuyên môn trong ngành y tế và giáo dục, tập trung vào việc đánh giá, chẩn đoán, và điều trị các rối loạn về ngôn ngữ, giọng nói, lời nói, và giao tiếp. Chuyên gia trong lĩnh vực này được gọi là nhà âm ngữ trị liệu, họ làm việc với những người gặp khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả.
Các Rối Loạn Thường Gặp
Âm ngữ trị liệu thường can thiệp vào nhiều loại rối loạn khác nhau, bao gồm:
- Rối loạn ngôn ngữ: Gồm các vấn đề về khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Những cá nhân mắc rối loạn này có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng hoặc hiểu nội dung giao tiếp của người khác.
- Rối loạn giọng nói: Bao gồm những rối loạn ảnh hưởng đến chất lượng, cao độ, và âm lượng của giọng nói. Các vấn đề thường gặp bao gồm khản tiếng, giọng mũi, hoặc mất giọng.
- Rối loạn lời nói: Là khi một người gặp khó khăn trong việc phát âm các âm vị hoặc có phát âm ngọng, líu lưỡi.
- Rối loạn giao tiếp xã hội: Là những vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp xã hội khác nhau, như không hiểu các quy tắc khi giao tiếp hoặc không thể tham gia vào các cuộc hội thoại linh hoạt.
Các Phương Pháp Điều Trị
Các phương pháp điều trị âm ngữ trị liệu thường được thiết kế đặc thù cho từng cá nhân dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của rối loạn. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Bài tập phát âm: Giúp cải thiện khả năng phát âm và làm rõ lời nói.
- Liệu pháp ngôn ngữ: Dành cho những người gặp khó khăn trong việc xây dựng câu hoặc sử dụng từ ngữ, tập trung vào việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
- Huấn luyện giọng nói: Giúp cải thiện âm lượng, cao độ, và chất lượng của giọng nói thông qua các bài tập điều chỉnh hơi thở và âm thanh.
- Giao tiếp thay thế và bổ trợ (AAC): Sử dụng các thiết bị công nghệ hoặc ký hiệu để hỗ trợ giao tiếp cho những người không có khả năng nói chuyện thông thường.
Vai Trò của Nhà Âm Ngữ Trị Liệu
Nhà âm ngữ trị liệu là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, thường làm việc trong bệnh viện, trường học, phòng khám tư nhân, và các tổ chức xã hội. Họ thực hiện các bước đánh giá chuyên sâu để xác định loại và mức độ rối loạn, xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp và theo dõi tiến trình của bệnh nhân.
Kết Luận
Âm ngữ trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng giao tiếp cho những người gặp rối loạn về ngôn ngữ và lời nói. Bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị đa dạng và tùy chỉnh, nhà âm ngữ trị liệu giúp bệnh nhân phát triển kỹ năng giao tiếp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập xã hội.
Xây dựng phác đồ điều trị âm ngữ trị liệu cho trẻ bị khe hở môi, vòm miệng và hiệu quả ứng dụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2014 800x600 Qua quá trình can thiệp âm ngữ trị liệu cho 79 ca (từ 01-01-2014 đến 11-2014) dựa trên nguyên tắc lấy bệnh nhân làm trung tâm, chúng tôi nhận thấy cần cung cấp dịch vụ xuyên suốt, từ tư vấn tiền sản đến can thiệp bú - nuốt, và cần có chương trình huấn luyện Ngôn ngữ - Chỉnh âm. Ở mỗi giai đoạn trong quá trình can thiệp, cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: để có được kết quả tối ưu khi điều trị cho trẻ có khe hở môi - vòm miệng, trẻ cần được chăm sóc can thiệp bởi đội ngũ làm việc đa ngành: bác sĩ răng-hàm-mặt, bác sĩ nhi khoa, điều dưỡng, chuyên viên âm ngữ trị liệu, giáo viên và phụ huynh. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";}
#khe hở môi vòm miệng #phác đồ điều trị khe hở môi vòm miệng #âm ngữ trị liệu trẻ bị khe hở môi vòm miệng #hiệu quả của việc ứng dụng
Dấu hiệu ngôn ngữ biểu hiện chiến lược lịch sự trong phát biểu chính trị Anh và Mỹ: hướng tiếp cận khối liệu Bài viết tìm hiểu việc sử dụng các dấu hiệu ngôn ngữ biểu hiện chiến lược lịch sự trong diễn ngôn chính trị Anh và Mỹ bằng phương pháp phân tích khối liệu. Các dấu hiệu biểu hiện chiến lược lịch sự dương tính và âm tính trong phát biểu chính trị Anh và Mỹ được thu thập để phân tích so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu lịch sự trong các phát biểu chính trị này được thể hiện qua các cấu trúc ngôn ngữ chứa đựng các động từ, tính từ và trạng từ tình thái. Các dấu hiệu ngôn ngữ biểu hiện chiến lược lịch sự dương tính xuất hiện nhiều trong khối liệu diễn ngôn chính trị Mỹ hơn, trong khi đó các dấu hiệu ngôn ngữ biểu hiện chiến lược lịch sự âm tính được sử dụng với tần suất cao hơn trong khối liệu diễn ngôn chính trị Anh. Như vậy, có thể nhận định rằng các chính trị gia Mỹ có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính, ngược lại các chính trị gia Anh thiên về chiến lược lịch sự âm tính.
#lịch sự #tình thái #khối liệu #dương tính #âm tính
ALGOBOT – MỘT HỆ THỐNG CHATBOT HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT Trong kỉ nguyên thông tin, bên cạnh việc học ở trường lớp, việc tự học lập trình của học sinh, sinh viên đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với những tài liệu cơ bản về lập trình, mà cụ thể hơn là về cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong lập trình. Tuy nhiên, những tài liệu này thường không được trình bày bằng tiếng Việt, khiến cho người học không có nền tảng tiếng Anh tốt khó lòng tiếp cận và khai thác nguồn tri thức quý giá này. Xuất phát từ cơ sở đó, bài báo này tiến hành thử nghiệm và phát triển hệ thống Algobot, một Non-task-oriented Retrieval-based Chatbot sử dụng tiếng Việt để hỗ trợ cho người học nâng cao hiệu quả tự học lập trình trong việc giải đáp các kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Kết quả đánh giá cho thấy hướng tiếp cận đề xuất việc phát triển Algobot như một Non-task-oriented Retrieval-based Chatbot là hoàn toàn khả thi và cho kết quả khả quan.
#dạy học lập trình #cấu trúc dữ liệu và giải thuật #chatbot tiếng Việt trong giáo dục #xử lí ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt #hệ thống trả lời câu hỏi tiếng Việt
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG Đặt vấn đề: Trầm cảm là bệnh lý đi kèm thường gặp ở người bệnh vảy nến, trầm cảm làm triệu chứng vảy nến nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, giảm tuân thủ điều trị, tăng nguy cơ tử vong và tự sát trên người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến điều trị nội trú tại bệnh viện Da Liễu Trương Ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 122 người bệnh vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 68,9% so với nữ là 31,1%; độ tuổi trung bình 51,02 ± 15,79; nơi sinh sống chủ yếu ở nông thôn (55,7%); trình độ học vấn trung học phổ thông (41%). Có 26,2% người bệnh có rối loạn trầm cảm theo ICD – 10, trong đó trầm cảm nhẹ chiếm 13,9%; triệu chứng khởi phát hay gặp nhất tự ti (46,9%); trong các triệu chứng đặc trưng đặc trưng của trầm cảm, khí sắc trầm là hay gặp nhất (96,9%); trong các triệu chứng phổ biến của trầm cảm, hay gặp nhất là giảm tính tự trọng và lòng tự ti (100%) và rối loạn giấc ngủ (90,6%). Kết luận: Trầm cảm thường khởi phát đầu tiên bởi tự ti về bản thân. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là khí sắc trầm, triệu chứng phổ biến hay gặp là giảm sút tính tự trong, lòng tự tin và rối loạn giấc ngủ.
#trầm cảm #vảy nến #đặc điểm lâm sàng
SO SÁNH HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ CỦA CHÂM CỨU CẢI TIẾN CƯỜNG ĐỘ THẤP VỚI CHÂM CỨU CẢI TIẾN CƯỜNG ĐỘ CAO TRONG PHÁC ĐỒ CHÂM CỨU CẢI TIẾN VẬT LÝ TRỊ LIỆU – THUỐC BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ Đặt vấn đề: Đã có nhiều công bố khoa học về hiệu quả phục hồi liệt sau đột quỵ của Châm Cứu Cải Tiến (CCCT) 1 lần/ ngày (CCCT cường độ thấp). Mục tiêu: so sánh hiệu quả phục hồi vận động và cải thiện sinh hoạt hàng ngày các bệnh nhân liệt sau đột quỵ giữa phác đồ CCCT cường độ thấp + Vật lý trị liệu (VLTL) + thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) với phác đồ CCCT cường độ cao (CCCT 2 lần/ ngày) + VLTL + BDHNT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, mở, có đối chứng, phân bố ngẫu nhiên. Bệnh nhân liệt ½ người sau đột quỵ, đã qua giai đoạn cấp, đạt tiêu chuẩn chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm chứng và can thiệp. Tất cả người tham gia được theo dõi và đánh giá 3 lần (trước, sau điều trị 10 ngày và 20 ngày). Kết quả: Cải thiện ở nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chỉ số Barthel tăng thêm 36,97 điểm so với 21,91 điểm; FMA chi trên tăng 247% so với 56,48%; FMA chi dưới tăng 97,35% so với 66,15%; test 9 lỗ tăng 26,5% so với 10,5%; đi bộ 2 phút có hỗ trợ tăng gấp 26,91 lần so với 23,45 lần sau 20 ngày điều trị. Kết luận: CCCT cường độ cao trong 20 ngày (trong phác đồ phối hợp với tập vận động và thuốc YHCT) có hiệu quả cải thiện phục hồi vận động và cải thiện hoạt động trong sinh hoạt thường ngày tốt hơn CCCT cường độ thấp.
#Châm cứu cải tiến-CCCT #chỉ số Barthel #FMA #test 9 lỗ #test đi bộ 2 phút #liệt ½ người sau đột quỵ
XÂY DỰNG CÔNG CỤ CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC DỮ LIỆU THUỘC TÍNH ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ HOÀN THIỆN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: BUILDING A TOOL TO CONVERT STRUCTURE OF CADASTRAL ATTRIBUTE DATA FOR COMPLETING THE CADASTRAL DATABASE IN DISTRICT 6, HO CHI MINH CITY Là đơn vị tiên phong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính từ năm 2006, nên cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính của Quận 6-TP.HCM hiện không phù hợp với quy chuẩn hiện hành theo thông tư 75/2015/TT-BTNMT và không đồng bộ với cấu trúc dữ liệu địa chính của các địa phương khác. Điều này gây nhiều khó khăn trong vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, đặc biệt trong đồng bộ cơ sở dữ liệu các cấp. Với nhiều phương pháp, nghiên cứu đã (1) phân tích khác biệt về cấu trúc dữ liệu địa chính cũ theo Thông tư 17/2010/TT-BTNMT với cấu trúc mới theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT; (2) xây dựng bộ cấu trúc dữ liệu thuộc tính địa chính mới trên Microsoft SQL Server; (3) ứng dụng C#.Net xây dựng công cụ chuyển đổi cấu trúc dữ liệu thuộc tính địa chính; (4) chuyển đổi thành công cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính của Phường 9 (với 12.196 bản ghi) sang cấu trúc mới một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Kết quả đạt được giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí và nhân lực trong quá trình chuyển đổi dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và toàn vẹn cho cơ sở dữ liệu địa chính. Đây là tiền đề thuận lợi để đồng bộ hóa dữ liệu địa chính các cấp, góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và phù hợp với chiến lược của ngành về tăng cường năng lực quản lý Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới.
ABSTRACTAs one of the first units which built cadastral databases since 2006, the structure of cadastral database of District 6 - HCMC is not suitable for the current regulation at Circular No. 75/2015/TT-BTNMT as well as does not synchronize with the database structure of other localities. This caused many difficulties in operating and sharing cadastral database, especially in the process of synchronizing cadastral databases at all levels. With many methods, the study has achieved these results such as: (1) Analyzing the differences in cadastral data structures between Circular 17/2010/TT-BTNMT and Circular 75/2015/TT-BTNMT; (2) Using Microsoft SQL Server Database Management System to create the new structure of cadastral attribute database for District 6; (3) Using C#.Net programming language in building the tool to convert the structure of cadastral attribute data; (4) Successfully testing in converting this database for one ward of District 6 (case study in Ward 9) from existing structure to the new one; and this whole process was carried out fully, accurately, easily, quickly and completely automatically. Those results helped save time, money and human resources in converting data but ensure the accuracy and integrity of the cadastral database. This is a favorable premise for the process of synchronizing cadastral data structure at all levels, contributing to complete the national centralized land database, in line with MONRE's strategy in strengthening the capacity of natural resources and environmental management of Vietnam in the near future.
#Cơ sở dữ liệu địa chính #Dữ liệu thuộc tính địa chính #Cấu trúc dữ liệu #Ngôn ngữ lập trình C#.Net #Quận 6 TP.HCM #Cadastral database #Cadastral attribute data #Data structure #C#.Net programming language #District 6 HCMC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ CHO BỆNH NHI ĐIẾC ĐỘT NGỘT SAU NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi mô tả một trường hợp điếc đột ngột, sau ngôn ngữ cả 2 tai sau nhiễm COVID-19, qua nhiều đợt điều trị được cấy ốc tai điện tử cả 2 tai và bước đầu đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả một trường hợp bệnh
Kết quả: Bệnh nhi Nữ, 07 tuổi, đột ngột điếc sâu hoàn toàn 2 tai được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật vết thương lành tốt, quá trình phát triển ngôn ngữ rất khả quan.
Kết luận: Tình trạng điếc đột ngột sau ngôn ngữ được chẩn đoán sớm, và can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể lấy lại được khả năng ngôn ngữ bình thường. Đặc biệt, kết quả nghe nói sau cấy điện ốc tai phụ thuộc rất nhiều vào quá trình luyện tập chức năng nghe và chức năng nói cho trẻ.
Từ khoá: cấy ốc tai điện tử, âm ngữ trị liệu, điếc đột ngột
#cấy ốc tai điện tử #âm ngữ trị liệu #điếc đột ngột
Tầm soát sự co ngắn cơ tam đầu đùi của sinh viên hệ chính quy tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức nang Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Đặt vấn đề: Co ngắn cơ tam đầu đùi (shortening hamstring muscle) là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, ở những người bị tai biến mạch máu não, trẻ có bệnh lý về thần kinh cơ như là bại não, cả những người khỏe mạnh cũng có xảy ra tình trạng Co ngắn cơ tam đầu đùi nếu không được tập luyện thường xuyên. Co ngắn cơ tam đầu đùi là những chấn thương phổ biến được báo cáo thường xuyên nhất trong bóng đá chiếm 37% tổn thương cơ được quan sát trong bóng đá phổ biến nhất trên thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là xác định tỷ lệ bị co ngắn cơ tam đầu đùi ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Đối tượng và các phương pháp: 100 sinh viên khỏe mạnh không có tiền sử chấn thương khớp hông và gối, không chấn thương cột sống hay từng tham gia các hoạt động kéo giãn, yoga (64 nam, 36 nữ, phạm vi từ 18 – 27 tuổi) được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được trải qua một cuộc kiểm tra qua các thử nghiệm riêng biệt bằng phương pháp thống kê mô tả.
Kết quả: Số lượng sinh viên bị co ngắn cơ tam đầu đùi là 64, Nam nhiều gấp hai Nữ, tất cả được đo lường qua cả ba thử nghiệm. Không có sự khác biệt sự linh hoạt của cơ tam đầu đùi thông qua góc đo giữa hai chân Trái, Phải.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể mang lại ý nghĩa thống kê về sự co ngắn cơ tam đầu đùi ở người trưởng thành khỏe mạnh có thể phục vụ ứng dụng cho những nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này cần xác thực độ tin cậy và tính giá trị của công cụ đo lường trước khi thực hiện nghiên cứu. Định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng ngắn cơ tam đầu đùi.
#Độ linh hoạt cơ tam đầu đùi #người trưởng thành khỏe mạnh #Thử nghiệm chân thẳng giơ cao thụ động #Co rút cơ tam đầu đùi #Kiểm tra dấu hiệu giá đỡ ba chân
TỶ LỆ CÁC DỊ NGUYÊN ĐƯỢC PHÁT HIỆN BẰNG KỸ THUẬT THẤM MIỄN DỊCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN DỊ ỨNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2020 Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, số người mắc bệnh liên quan đến dị ứng đang tăng nhanh. Việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng là phần quan trọng không thể thiếu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kết quả dương tính với một số dị nguyên thường gặp bằng kỹ thuật thấm miễn dịch trên bệnh nhân dị ứng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm dương tính với các dị nguyên được khảo sát trên bệnh nhân dị ứng tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 369 bệnh nhân có bệnh lý dị ứng đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2020. Xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với một số loại dị nguyên bằng kỹ thuật thấm miễn dịch với bộ kit và máy phân tích CLA1 (Hitachi, Mỹ). Kết quả: Tỷ lệ dương tính với ít nhất 1 loại dị nguyên là 69,4%. Các loại dị nguyên thường gặp nhất là các loại mạt nhà: Dermatophagoides Farinae (54,3%), Dermatophagoides Pteronyssinus (47,3%), Blomia Tropicalis (43,8%). Nhóm bệnh nhân < 12 tuổi, dân tộc Kinh và nhóm Học sinh - Sinh viên /Hưu trí/Nội trợ có tỷ lệ test dương tính cao hơn nhóm các nhóm còn lại (p < 0,05). Kết luận: Dị nguyên thường gặp nhất là các loại mạt nhà: Dermatophagoides Farinae, Dermatophagoides Pteronyssinus và Blomia Tropicalis. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp và kết quả dương tính với các dị nguyên khảo sát.
#Thấm miễn dịch #dị nguyên #dị ứng
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN BÌNH VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở NAM BỘ (1945-1951) Năm 1945, Nguyễn Bình xúc tiến quá trình tập hợp, thống nhất, tiến tới xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang Nam Bộ để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng. Bài viết tập trung phân tích, chỉ rõ lực lượng vũ trang ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1951 từng bước được thống nhất, củng cố, xây dựng và phát triển nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sự lãnh đạo cách mạng năng động, sáng tạo, chủ động sớm tiến hành các hoạt động đào tạo, huấn luyện, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng của Nguyễn Bình cùng các đồng sự nên cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của nhân dân Việt Nam những năm đầu kháng Pháp. Sự phát triển lớn mạnh của lực lượng vũ trang Nam Bộ thời gian này nổi bật vai trò và đóng góp quan trọng của Trung tướng Nguyễn Bình, nhà quân sự tài năng, đức độ, trung tướng đầu tiên của Q uân đội n hân dân Việt Nam.
#lực lượng vũ trang #Trung tướng Nguyễn Bình #Nam Bộ